giúp đỡ

Quan hệ giữa Nguyễn Ánh và người Pháp đề cập tới các quan hệ ngoại giao và hợp tác của Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn với người Pháp kéo dài từ năm 1777 đến 1820. Từ năm 1777, giám mục Pigneau de Behaine, thuộc Hội Thừa sai Paris, đã bảo vệ chúa Nguyễn Ánh trước các cuộc truy đuổi của quân Tây Sơn. Pigneau de Behaine đã đi Pháp để cầu viện quân sự và đã đạt được Hiệp ước Versailles năm 1787, một hiệp ước ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và chúa Nguyễn Ánh. Nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn.
Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787. Tuy vậy, Bá Đa Lộc vẫn tìm cách thực hiện việc giúp đợ Nguyễn Ánh bằng các kêu gọi được sự giúp đỡ của nhưỡng thương nhân, nhà phiêu lưu, binh lính và sĩ quan Pháp. Việc này đã giúp cho Nguyễn Ánh hiện đại hóa quân đội của mình, giúp ông trong cuộc chiến của mình với Tây Sơn, Một số sĩ quan Pháp về sau trở thành quan trong triều đình nhà Nguyễn. Người cuối cùng trong số họ rời khỏi Việt Nam năm 1824 khi vị vua không ưa người Pháp là Minh Mạng kế vị Gia Long.
Tuy nhiên về sau, Hiệp ước Versailles năm 1787 vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Pháp đã dựa vào Hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước được thi hành thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm:

"Nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã giúp cho nước Pháp hoàn thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ 18, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc"

View More On Wikipedia.org
Back
Top Bottom