Sự khác nhau giữa góp ý, và khiếu nại, tố cáo: Theo như thiển ý của lão thì nó như thế này:
Góp ý: Đóng góp ý kiến cho một cá nhân, một đối tượng hoặc sự việc nào đó.
Khiếu nại: Đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định của họ khi có căn cứ rằng các quyết định đó là chưa hợp lý theo một quy chuẩn nào đó, (chẳng hạn khiếu nại với các quyết định của các cơ quan nhà nước khi có căn cứ quyết định đó vi phạm pháp luật,...) để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân người khiếu nại.
Tố cáo: Báo cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các hành vi vi phạm của bất kì cá nhân, tổ chức nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích, quyền của bất kì cá nhân cũng như tổ chức, cơ quan nào.
Như vậy thì Góp ý mang tính chất tham khảo cho chủ thể được góp ý. Chủ thể của góp ý có thể xem xét để sử dụng góp ý đó hay không. Cá nhân, tổ chức được góp ý có thể trả lời người góp ý hoặc không mà không cần sự bắt buộc.
Còn khiếu nại, tố cáo bắt buộc phải có một cá nhân, tổ chức đứng ra giải quyết, trả lời người khiếu nại, tố cáo. Và như thế thì phải đưa ra quyết định xử lý với cá nhân, tổ chức bị tố cáo nếu tố cáo đó là đúng (cũng tương tự như vậy với khiếu nại, cá nhân, tổ chức nhận được khiếu nại phải xem xét để giải quyết và trả lời cho người khiếu nại là đúng hay sai và quyết định cuối cùng của cá nhân, tổ chức bị khiếu nại là như nào).
Từ sự khác nhau về các hành vi Góp ý, Khiếu nại, Tố cáo như vậy, do đó trong mỗi một nội dung, cách thức trình bày cũng cần khác nhau.
Nếu góp ý, bạn chỉ cần nêu những ý kiến cá nhân của bạn về một sự việc, con người (chủ thể được góp ý) và không cần trọng tài phân xử, quyết định.
Nếu khiếu nại, bạn cần nêu những thắc mắc, đề nghị của bạn với cá nhân, tổ chức (chủ thể bị khiếu nại) về quyết định của họ và cần được chính chủ thể bị khiếu nại trả lời về hướng xử lý những khiếu nại của bạn.
Nếu tố cáo, bạn cần đủ những căn cứ xác đáng và tố cáo của bạn cần có Trọng tài đứng ra xử lý những tố cáo đó. Trọng tài sẽ là người trả lời cho bạn cũng như đưa ra hình thức xử lý với cá nhân, tổ chức bị tố cáo (chủ thể bị tố cáo).
Bạn có thể cùng lão tìm hiểu thêm hay không?
Góp ý: Đóng góp ý kiến cho một cá nhân, một đối tượng hoặc sự việc nào đó.
Khiếu nại: Đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định của họ khi có căn cứ rằng các quyết định đó là chưa hợp lý theo một quy chuẩn nào đó, (chẳng hạn khiếu nại với các quyết định của các cơ quan nhà nước khi có căn cứ quyết định đó vi phạm pháp luật,...) để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân người khiếu nại.
Tố cáo: Báo cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các hành vi vi phạm của bất kì cá nhân, tổ chức nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích, quyền của bất kì cá nhân cũng như tổ chức, cơ quan nào.
Như vậy thì Góp ý mang tính chất tham khảo cho chủ thể được góp ý. Chủ thể của góp ý có thể xem xét để sử dụng góp ý đó hay không. Cá nhân, tổ chức được góp ý có thể trả lời người góp ý hoặc không mà không cần sự bắt buộc.
Còn khiếu nại, tố cáo bắt buộc phải có một cá nhân, tổ chức đứng ra giải quyết, trả lời người khiếu nại, tố cáo. Và như thế thì phải đưa ra quyết định xử lý với cá nhân, tổ chức bị tố cáo nếu tố cáo đó là đúng (cũng tương tự như vậy với khiếu nại, cá nhân, tổ chức nhận được khiếu nại phải xem xét để giải quyết và trả lời cho người khiếu nại là đúng hay sai và quyết định cuối cùng của cá nhân, tổ chức bị khiếu nại là như nào).
Từ sự khác nhau về các hành vi Góp ý, Khiếu nại, Tố cáo như vậy, do đó trong mỗi một nội dung, cách thức trình bày cũng cần khác nhau.
Nếu góp ý, bạn chỉ cần nêu những ý kiến cá nhân của bạn về một sự việc, con người (chủ thể được góp ý) và không cần trọng tài phân xử, quyết định.
Nếu khiếu nại, bạn cần nêu những thắc mắc, đề nghị của bạn với cá nhân, tổ chức (chủ thể bị khiếu nại) về quyết định của họ và cần được chính chủ thể bị khiếu nại trả lời về hướng xử lý những khiếu nại của bạn.
Nếu tố cáo, bạn cần đủ những căn cứ xác đáng và tố cáo của bạn cần có Trọng tài đứng ra xử lý những tố cáo đó. Trọng tài sẽ là người trả lời cho bạn cũng như đưa ra hình thức xử lý với cá nhân, tổ chức bị tố cáo (chủ thể bị tố cáo).
Bạn có thể cùng lão tìm hiểu thêm hay không?