AI CŨNG ĐANG YÊU MÌNH MÀ THÔI
“em yêu anh!”
— “mà giữa em yêu anh với em yêu em, thì em yêu cái nào hơn?”
“ơ, tất nhiên, em yêu anh nhiều hơn chứ”
— “vậy em yêu anh vì cái gì?”
“thì tánh anh hiền này, hợp tính em nè, rồi thế này, thế này nữa… anh cũng tự biết mà.”
— “thế em đang yêu những cảm giác mà anh mang lại cho em đúng không? ý là những cảm giác thoải mái khi bên cạnh anh.”
“anh nói thừa, tất nhiên phải thoải mái thì mới quen nhau chứ”
— “vậy một ngày nào đó, anh không đáp ứng được những cảm giác thoải mái đó nữa, rồi bù lại có một người khác mang lại cho em những cảm giác thoải mái hơn cả anh trước đó thì em sẽ chọn ai?”
“…”, cô gái ấp úng
một lúc sau, cô gái mới mở lời, “em nghĩ em sẽ chọn ai mà em thấy thoải mái và là chính em nhất, vì ai cũng sẽ thay đổi mà.”
— “em nói đúng, nhưng bản chất là em yêu chính em, chứ em đang không yêu ai cả. Em nói yêu ai đó, thật ra là em đang yêu các cảm giác cảm xúc mà người đó đang mang lại cho em… chứ không phải em đang yêu người đó!”
sau đó 1 tuần, cô gái nói chia tay vì thấy không hợp nữa, riêng chàng trai năm ấy thì sống hạnh phúc đến tận sau này,
đó là mối tình đầu của tôi, chẳng biết cơ duyên nào mà tôi nhìn ra được bản chất của tình yêu nam nữ từ rất sớm, dù sau đó tôi quen cũng chục cuộc tình.
mỗi lần tôi nghe ai nói “em yêu anh” với tôi, đáng lẽ ra phải cảm xúc dâng trào hạnh phúc thì đổi lại, tôi lại thấy nó đơ đơ và không thật làm sao.
Không thật ở đây, là tôi cảm nhận được, người nói lời yêu đó như đang say rượu vậy, không biết mình đang nói gì. Mà cũng đúng, khi yêu rồi thì người ta như trong cơn say vậy.
anh chị em thân mến,
bản chất trong tình yêu đôi lứa, đều là sự trao đổi cảm giác cả. Chúng ta đang tìm kiếm những cảm giác mình yêu thích thông qua đối tượng đó.
nên đa phần, nếu không muốn nói 98%, mình còn đồng hành cùng ai đó, chẳng qua là họ còn đang cung cấp hay trao đổi những giá trị mà mình đang muốn mà thôi.
giá trị ở đây, gồm 2 cái chính nhất:
- giá trị vật chất
- giá trị tinh thần
cả hai giá trị này đều quy về 2 chữ ‘cảm xúc’
muốn có những trải nghiệm thú vị và cảm xúc cao trào thì bắt buộc phải có nhiều tiền để làm chất xúc tác,
người ta thích đi cạnh người nổi tiếng, chỉ vì cái cảm giác được công nhận nó rất mạnh. nên có người không kẹt quá về vật chất nhưng lại rất kẹt về danh và quyền lực, muốn mọi người biết mình là ai.
đọc đến đây, nếu tự quan sát lại được các cặp quan hệ xung quanh chúng ta, thì anh em sẽ thấy sâu hơn về sự trao đổi cảm xúc này,
tôi từng biết một người Chị, lấy chồng chỉ vì người chồng có thể đáp ứng đầy đủ các giá trị cảm xúc mà chị ấy muốn. Đi đâu cũng có người đón người chào, trải nghiệm những nơi xa xỉ nhất, mua các món đồ độc nhất, v.v… tất nhiên cũng tuỳ phước, đâu phải ông chồng nào cũng đáp ứng những điều ấy mãi được, nên mới hơn 10 năm, mà bả đã có 2 đời chồng.
Bả bảo tôi, ông chồng nào chị cũng yêu cả, vì thông qua họ để chị yêu chị nhiều hơn.
Nên để đi cùng được với một người mà người đấy chẳng tạo ra bất kỳ cảm xúc thoải mái nào cho anh em hết, thì nó cần rất nhiều ’tình nghĩa’, sự thấu hiểu và sự hy sinh.
nói cụ thể hơn là mối quan hệ vợ chồng, tầm 5 năm sau cưới thì những cảm xúc tình yêu lãng mạn ngày xưa nó đã tan gần hết rồi, nắm tay nhau, hôn nhau, thấy nó chai chai làm sao.
vậy điều gì khiến người ta vẫn đi tiếp được đến cuối đời?
Một mối quan hệ chỉ có thể duy trì tiếp, chỉ khi người đó bắt đầu chuyển hoá từ ‘tình yêu vị kỷ’ sang ‘tình yêu vị tha’ mà thôi,
vị kỷ là yêu mình,
vị tha là yêu người,
đa phần tình yêu nam nữ và ngay cả vợ chồng đều là tình yêu vị kỷ. Mình yêu mình thông qua người đó.
còn tình yêu vị tha, là mình vẫn thương người ta, dù người ta toàn làm điều trái ý mình, làm mình không thoải mái, và thậm chí là không bên cạnh mình.
tình mẫu tử, là gần nhất với tình yêu vị tha. Làm điều tốt nhất cho con mình, dù nó chẳng bao giờ bên cạnh mình cả.
đó là tại sao, xưa giờ, tôi chẳng bao giờ nói ‘yêu’ ai, mà chỉ là nói ‘thương’ mà thôi.
Vì để thương được ai đó, thì cần sự thấu hiểu và kiên nhẫn với người đó rất nhiều.
Nên không hiểu thì không thể thương được,
hoặc,
không có trí tuệ thì không có từ bi (tình yêu vị tha) được.
nêm để nâng đỡ và thương một ai đúng cách, dù người đó có thể quay lại cắn mình, thì anh chị em phải có sự vững chãi trong tâm thức lắm.
khi bên trong của anh em đã đủ đầy rồi thì tự nhiên anh em không cần các cảm giác phù phiếm bên ngoài nhiều nữa,
nôm na trong túi anh em đã có đủ tiền, đủ sống đến cuối đời,
thì một là anh em cho bớt để cả nhà cùng vui, hai là dù không cho ai thêm thì không cần ai cho mình thêm làm gì.
có vài cặp vợ chồng, một trong hai người bị đột quỵ hay bệnh tật liệt giường, người kia vẫn tận tình chăm sóc đến cuối đời, thì đó là cái tình yêu vị tha mà tôi đang nói. Không còn tình yêu thăng hoa như xưa nhưng bù vào đó, là cái tình nghĩa và tình thương giữa người với người.
hồi lâu có bạn hỏi tôi, làm sao để biết mình đã sẵn sàng cưới một ai đó?
đọc xong bài này thì anh em cũng hườm hườm câu trả lời rồi
anh em cứ tự hỏi mình lại, là anh em có sẵn sàng hy sinh, dù cả mạng sống của mình cho người đó hay không,
nếu câu trả lời là dưới 70% sẵn sàng thôi thì anh em nên suy ngẫm lại cho thật kỹ,
và xa hơn nữa, nếu người đó không còn mang lại những cảm xúc thoải mái như ban đầu, thì anh em vẫn đi tiếp chứ?
“em yêu anh!”
— “mà giữa em yêu anh với em yêu em, thì em yêu cái nào hơn?”
“ơ, tất nhiên, em yêu anh nhiều hơn chứ”
— “vậy em yêu anh vì cái gì?”
“thì tánh anh hiền này, hợp tính em nè, rồi thế này, thế này nữa… anh cũng tự biết mà.”
— “thế em đang yêu những cảm giác mà anh mang lại cho em đúng không? ý là những cảm giác thoải mái khi bên cạnh anh.”
“anh nói thừa, tất nhiên phải thoải mái thì mới quen nhau chứ”
— “vậy một ngày nào đó, anh không đáp ứng được những cảm giác thoải mái đó nữa, rồi bù lại có một người khác mang lại cho em những cảm giác thoải mái hơn cả anh trước đó thì em sẽ chọn ai?”
“…”, cô gái ấp úng
một lúc sau, cô gái mới mở lời, “em nghĩ em sẽ chọn ai mà em thấy thoải mái và là chính em nhất, vì ai cũng sẽ thay đổi mà.”
— “em nói đúng, nhưng bản chất là em yêu chính em, chứ em đang không yêu ai cả. Em nói yêu ai đó, thật ra là em đang yêu các cảm giác cảm xúc mà người đó đang mang lại cho em… chứ không phải em đang yêu người đó!”
sau đó 1 tuần, cô gái nói chia tay vì thấy không hợp nữa, riêng chàng trai năm ấy thì sống hạnh phúc đến tận sau này,
đó là mối tình đầu của tôi, chẳng biết cơ duyên nào mà tôi nhìn ra được bản chất của tình yêu nam nữ từ rất sớm, dù sau đó tôi quen cũng chục cuộc tình.
mỗi lần tôi nghe ai nói “em yêu anh” với tôi, đáng lẽ ra phải cảm xúc dâng trào hạnh phúc thì đổi lại, tôi lại thấy nó đơ đơ và không thật làm sao.
Không thật ở đây, là tôi cảm nhận được, người nói lời yêu đó như đang say rượu vậy, không biết mình đang nói gì. Mà cũng đúng, khi yêu rồi thì người ta như trong cơn say vậy.
anh chị em thân mến,
bản chất trong tình yêu đôi lứa, đều là sự trao đổi cảm giác cả. Chúng ta đang tìm kiếm những cảm giác mình yêu thích thông qua đối tượng đó.
nên đa phần, nếu không muốn nói 98%, mình còn đồng hành cùng ai đó, chẳng qua là họ còn đang cung cấp hay trao đổi những giá trị mà mình đang muốn mà thôi.
giá trị ở đây, gồm 2 cái chính nhất:
- giá trị vật chất
- giá trị tinh thần
cả hai giá trị này đều quy về 2 chữ ‘cảm xúc’
muốn có những trải nghiệm thú vị và cảm xúc cao trào thì bắt buộc phải có nhiều tiền để làm chất xúc tác,
người ta thích đi cạnh người nổi tiếng, chỉ vì cái cảm giác được công nhận nó rất mạnh. nên có người không kẹt quá về vật chất nhưng lại rất kẹt về danh và quyền lực, muốn mọi người biết mình là ai.
đọc đến đây, nếu tự quan sát lại được các cặp quan hệ xung quanh chúng ta, thì anh em sẽ thấy sâu hơn về sự trao đổi cảm xúc này,
tôi từng biết một người Chị, lấy chồng chỉ vì người chồng có thể đáp ứng đầy đủ các giá trị cảm xúc mà chị ấy muốn. Đi đâu cũng có người đón người chào, trải nghiệm những nơi xa xỉ nhất, mua các món đồ độc nhất, v.v… tất nhiên cũng tuỳ phước, đâu phải ông chồng nào cũng đáp ứng những điều ấy mãi được, nên mới hơn 10 năm, mà bả đã có 2 đời chồng.
Bả bảo tôi, ông chồng nào chị cũng yêu cả, vì thông qua họ để chị yêu chị nhiều hơn.
Nên để đi cùng được với một người mà người đấy chẳng tạo ra bất kỳ cảm xúc thoải mái nào cho anh em hết, thì nó cần rất nhiều ’tình nghĩa’, sự thấu hiểu và sự hy sinh.
nói cụ thể hơn là mối quan hệ vợ chồng, tầm 5 năm sau cưới thì những cảm xúc tình yêu lãng mạn ngày xưa nó đã tan gần hết rồi, nắm tay nhau, hôn nhau, thấy nó chai chai làm sao.
vậy điều gì khiến người ta vẫn đi tiếp được đến cuối đời?
Một mối quan hệ chỉ có thể duy trì tiếp, chỉ khi người đó bắt đầu chuyển hoá từ ‘tình yêu vị kỷ’ sang ‘tình yêu vị tha’ mà thôi,
vị kỷ là yêu mình,
vị tha là yêu người,
đa phần tình yêu nam nữ và ngay cả vợ chồng đều là tình yêu vị kỷ. Mình yêu mình thông qua người đó.
còn tình yêu vị tha, là mình vẫn thương người ta, dù người ta toàn làm điều trái ý mình, làm mình không thoải mái, và thậm chí là không bên cạnh mình.
tình mẫu tử, là gần nhất với tình yêu vị tha. Làm điều tốt nhất cho con mình, dù nó chẳng bao giờ bên cạnh mình cả.
đó là tại sao, xưa giờ, tôi chẳng bao giờ nói ‘yêu’ ai, mà chỉ là nói ‘thương’ mà thôi.
Vì để thương được ai đó, thì cần sự thấu hiểu và kiên nhẫn với người đó rất nhiều.
Nên không hiểu thì không thể thương được,
hoặc,
không có trí tuệ thì không có từ bi (tình yêu vị tha) được.
nêm để nâng đỡ và thương một ai đúng cách, dù người đó có thể quay lại cắn mình, thì anh chị em phải có sự vững chãi trong tâm thức lắm.
khi bên trong của anh em đã đủ đầy rồi thì tự nhiên anh em không cần các cảm giác phù phiếm bên ngoài nhiều nữa,
nôm na trong túi anh em đã có đủ tiền, đủ sống đến cuối đời,
thì một là anh em cho bớt để cả nhà cùng vui, hai là dù không cho ai thêm thì không cần ai cho mình thêm làm gì.
có vài cặp vợ chồng, một trong hai người bị đột quỵ hay bệnh tật liệt giường, người kia vẫn tận tình chăm sóc đến cuối đời, thì đó là cái tình yêu vị tha mà tôi đang nói. Không còn tình yêu thăng hoa như xưa nhưng bù vào đó, là cái tình nghĩa và tình thương giữa người với người.
hồi lâu có bạn hỏi tôi, làm sao để biết mình đã sẵn sàng cưới một ai đó?
đọc xong bài này thì anh em cũng hườm hườm câu trả lời rồi
anh em cứ tự hỏi mình lại, là anh em có sẵn sàng hy sinh, dù cả mạng sống của mình cho người đó hay không,
nếu câu trả lời là dưới 70% sẵn sàng thôi thì anh em nên suy ngẫm lại cho thật kỹ,
và xa hơn nữa, nếu người đó không còn mang lại những cảm xúc thoải mái như ban đầu, thì anh em vẫn đi tiếp chứ?