Sao bài hôm qua hay vậy mà có người xóa rồi ạ?
EQ là gì?
EQ (viết tắt của từ Emotional Quotient) là một khái niệm đo lường khả năng quản lý cảm xúc, thông cảm và giao tiếp với người khác, cũng như khả năng tự hiểu và tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Như vậy, EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về mặt cảm xúc và quyết định hành vi, thái độ của con người.
Sự khác biệt giữa IQ và EQ là gì?
Chúng ta thường nghe nhiều đến IQ hơn khi nhắc đến các chỉ số đo lường trí tuệ con người. Tuy nhiên, cả hai chỉ số IQ và EQ đều có vai trò quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân. Sau đây là một vài điểm khác biệt tiêu biểu giữa hai chỉ số này:
- IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh, đo lường kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề và khả năng học tập của con người. Trong khi đó, EQ liên quan đến khả năng quản lý cảm xúc và xử lý các mối quan hệ xã hội.
- IQ thường được đánh giá thông qua các bài kiểm tra trí tuệ, EQ thì được kiểm tra qua các bài kiểm tra cảm xúc, hoặc quan sát hành vi và phản ứng cá nhân trong các tình huống xã hội.
- Chỉ số IQ có thể được xem là ổn định theo thời gian, trong khi EQ có thể phát triển và cải thiện bằng các hình thức khác nhau.
- Người có IQ cao thường thành công trong các lĩnh vực như khoa học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên, … Còn người có EQ cao thường có thể trở thành nhà văn, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo, nhà triết học, …
Cách nhận biết người có EQ thấp
Để nhận biết người có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp, bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra liên quan. Hoặc cách đơn giản nhất để nhận biết là theo dõi và quan sát cách xử lý của cá nhân đó trong xã hội. Sau đây là các đặc điểm tiêu biểu nhất của người có EQ thấp:
Khó kiểm soát cảm xúc
Họ thường không nhận ra cảm xúc của mình và không biết cách điều chỉnh chúng sao cho phù hợp. Vì vậy, những người này thường dễ nổi nóng, tức giận và không ngần ngại thể hiện những điều này trước mặt người khác, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Thiếu kỹ năng giao tiếp
Họ thường gặp khó khăn trong việc lắng nghe và hiểu người khác, và cũng không giỏi diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình. Điều này khiến họ dễ gây xung đột, hiểm lầm và có ít mối quan hệ đi đến lâu dài.
Không xử lý được áp lực và căng thẳng
Họ thường không biết cách giảm bớt áp lực, dẫn đến các hành động, quyết định không đúng đắn và không hiệu quả. Hơn nữa, những người với EQ thấp khó kiểm soát cảm xúc nên dễ dàng thể hiện sự tiêu cực khi đang trong tình trạng căng thẳng.
Đặc điểm của người có EQ cao
Để hiểu rõ hơn EQ là gì và phản ánh điều gì, bạn cần biết cách nhận biết và phối hợp với những người có trí tuệ cảm xúc cao, sau đây là các biểu hiện của họ:
- Tự nhận thức về cảm xúc: Họ nhận biết được cảm xúc của mình và nguyên nhân gây ra cảm xúc đó.
- Quản lý cảm xúc hiệu quả: Họ biết cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ.
- Giao tiếp tốt: Những người có EQ cao thường biết lắng nghe và hiểu người khác, đồng thời có thể diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Cởi mở và thích nghi: Họ dễ dàng thích nghi với các thay đổi và sẵn sàng học hỏi, chấp nhận và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Giúp đỡ người khác: Họ sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khích người xung quanh.
Chỉ số EQ và IQ cái nào quan trọng hơn?
Trong thực tế, hai chỉ số này đều quan trọng cho sự thành công của một cá nhân. Một người có chỉ số thông minh (IQ) cao có thể làm tốt các hoạt động tư duy, tính toán và giải quyết vấn đề. Trong khi đó, một người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao có khả năng quản lý cảm xúc, duy trì các mối quan hệ lành mạnh và thích nghi với môi trường xã hội.
Như vậy, không thể khẳng định rằng chỉ số nào quan trọng hơn với tất cả cá nhân. Mỗi cá nhân nên biết cách vận dụng IQ và EQ một cách phù hợp trong từng tình huống để đạt được thành công mình muốn.
Câu hỏi thường gặp
Để hiểu rõ hơn về chỉ số trí tuệ cảm xúc, hãy cùng giải đáp các câu hỏi liên quan đến chủ đề trong phần sau đây nhé. Bạn có thể bình luận bên dưới bài viết nếu có câu hỏi nào khác liên quan đến chủ đề này.
EQ bao nhiêu là thông minh?
Tương tự như IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc cũng có mức thang đo cụ thể. Để được xem là có trí tuệ cảm xúc cao thì bạn cần đạt EQ từ 86 trở lên. Sau đây là 4 mức chỉ số mà bạn cần quan tâm:
- Dưới 85: Đây là nhóm người có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp và chỉ chiếm phần nhỏ dân số thế giới.
- Từ 86 - 115: Đây là mức EQ trung bình, phản ảnh chỉ số trí tuệ cảm xúc của phần lớn dân số thế giới.
- Từ 115 - 131: Là khoảng mức cao, chỉ có ở khoảng 15% dân số thế giới.
- Trên 131: Là chỉ số cực kỳ cao và hiếm, chỉ có khoảng 2% dân số thế giới sở hữu mức này.
Chỉ số EQ của người Việt Nam là bao nhiêu?
Trên thực tế, không có nghiên cứu cụ thể nào khảo sát chỉ số trí tuệ cảm xúc của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều nguồn thông tin cho biết người Việt sở hữu EQ 110 - gần vượt ngưỡng trung bình của phần lớn dân số thế giới. Chỉ số này có thể khác nhau tùy vào mỗi người và thay đổi theo thời gian, tùy vào sự rèn luyện của cá nhân.
Người EQ cao là người như thế nào?
Dựa trên các dấu hiệu đã đề cập ở trên, người có trí tuệ cảm xúc cao là người có thể quản lý kiểm soát tốt, biết làm chủ cảm xúc và thường có sự cảm thông, thấu hiểu những người xung quanh. Vì vậy, những người này thường có các mối quan hệ tốt và lành mạnh. Hơn nữa, những người với chỉ số EQ cao thường có tỷ lệ thành công cao hơn những người còn lại.
Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu được EQ là gì và phản ánh điều gì ở mỗi cá nhân. Đây là chỉ số có thể thay đổi được và ảnh hưởng lớn đến thành công của con người trong xã hội.
EQ là gì? So sánh sự khác biệt giữa IQ và EQ là gì?
EQ là gì? Sự khác biệt giữa IQ và EQ là gì? Cách nhận biết người EQ thấp và đặc điểm của những người có EQ cao? IQ và EQ cái nào quan trọng?
cellphones.com.vn